Những nguyên nhân khiến cho tường xuống cấp trầm trọng như: dùng sơn kém chất lượng, không vệ sinh tường, thi công khi thời tiết quá khắc nghiệt… Để giúp bạn
Không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm khi sử dụng sơn nước, chỉ qua những lần mắc phải các gia chủ mới rút ra được kinh nghiệm. Nhưng khi đã mắc phải những sai lầm trong việc sơn sửa khiến cho gia chủ tốn nhiều chi phí để sơn sửa lại. Để giúp bạn tránh những sai lầm này, Sơn Bakul xin chia sẽ những kinh nghiệm khi dùng sơn nước– Không sơn khi nhiệt độ bên ngoài quá khắc nghiệt, nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên sơn khi nhiệt độ từ 10 – 40 oC. Nhiệt độ này giúp màng sơn bám chặt bề mặt hơn và ít xảy ra các hiện tượng bông rộp, nứt nẻ sau một thời gian sử dụng.
– Không sơn khi độ ẩm tường quá cao, trong tường chứa nhiều nước sẽ làm giảm độ bám dính của sơn. Cho nên xảy ra các hiện tượng như bong tróc là chuyện ngày một ngày hai. Nên để có bề mặt sơn bền đẹp bạn nên sơn tường khi tường khô hẳn.
– Không sơn khi tường quá khô, tường quá khô khiến cho bề mặt tường thiếu nước, khi dùng sơn phủ lên bề mặt. Tường sẽ hút hết độ ẩm trong sơn và khiến sơn dễ dàng nứt nẻ và bong tróc. Cho nên nếu tường quá khô bạn chỉ cần bảo dưỡng lại bằng nước sạch và đợi tường khô ráo rồi mới sơn.
– Không sơn khi tường quá láng, bóng và trơn, vì tường như vậy sẽ làm giảm độ bám dính của sơn và sau một thời gian sử dụng, lớp sơn dễ dàng bị phai màu hoặc bong tróc. Để xử lý trường hợp này bạn có thể dùng máy chà nhám hoặc giấy giám để tẩy những vùng quá bóng, láng hoặc quá trơn là được.
– Không sơn màu tối cho những bức tường có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Vì bề mặt sơn quá tối khiến ánh sáng mặt trời không bị khuất tán và hấp thủ nhiệt. Cái gì cũng vậy, nếu quá nóng và quá khắc nghiệt sau một thời gian sử dụng sẽ khiến cho bề mặt bị phai màu và xuống cấp trầm trậm. Cho nên đối với những bức tường luôn bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào (tường phía tây), bạn nê sơn màu sáng để giúp bề mặt giảm hấp thủ ánh nắng mặt trời cho công trình của bạn sử dụng được lâu hơn.– Không xử lý các vết nứt trên tường trước khi sơn, vết nứt sẽ khiến cho bề mặt sơn nứt theo. Cho nên hậu quả có thể nước thấm qua tường gây ra hiện tượng nấm móc, bong tróc sơn. Vì vậy nếu tường có xuất hiện các vết nứt bạn nên dùng hỗn hợp 3 xi măng, 1 cát và 3 sơn chống thấm để trám kỹ các vết nứt đó.
– Nên xử lý bề mặt trước khi sơn: có nhiều thợ thi công làm việc quá ẩu hoặc không kỹ, không xử lý các lớp bụi, hóa chất hoặc các vết bẩn cứng đầu trên tường. Những vết bẩn này sẽ làm giảm độ bám dính của sơn nên có thể tường sẽ xuất hiện bong tróc hoặc nứt nẻ. Cho nên trước khi sơn bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ tường là được.
– Khuấy đều sơn trước khi dùng giúp sơn đều màu và các hóa chất trong sơn được trỗn kĩ hơn. Vì sau khi đóng thùng, sơn được cất giữ trong kho nên các hóa chất trong sơn chìm xuống phần đáy khiến cho khi sơn không đều màu và công trình nhanh xuống cấp.
– Không pha chế sơn quá loãng, mức độ cho phép sơn pha với nước sạch giao động từ 5 – 10 %. Nếu pha quá nhiều khiến cho sơn loãng đi và làm giảm độ phủ của sơn. Vì vậy sơn mua về bạn có thể dùng ngay, nếu pha chế nên pha từ 5 – 10% với nước sạch.
– Không dùng sơn giả, sơn kém chất lượng: sơn giả và sơn kém chất lượng khiến cho bề mặt tường nhanh xuống cấp, màng sơn dễ bong tróc và khiến bạn tốn kém thời gian và chi phí để làm đẹp lại công trình.
Hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn tránh được nhiều sai lầm không đáng có trong việc làm đẹp công trình.